(DVO) - Cùng với sông Mỹ Thanh ở Sóc Trăng, sông Cửa Lớn có dòng chảy mạnh. Bởi tính chất đặc biệt này nên đây được coi là khởi nguyên của phương thức lợi dụng dòng chảy, đón tôm cá bằng lưới ống của người dân quê.
Đặc trưng của các sông ngòi miền Cửu Long giang là những cửa sông rộng, nước chảy xiết khi ra gần tới biển khơi. Thủy triều ở đây lên, xuống rất nhanh, nước chảy xiết, và dưới đó cũng có không ít cá, tôm.
Trên dòng sông Cửa Lớn đổ ra biển, có rất nhiều giàn đáy chắn ngang mặt nước được bố trí dọc trên sông. Đây là một hình ảnh quen thuộc của sông nước ở Cà Mau.
Cùng với sông Mỹ Thanh ở Sóc Trăng, sông Cửa Lớn có dòng chảy mạnh. Bởi tính chất đặc biệt này nên đây được coi là khởi nguyên của phương thức lợi dụng dòng chảy, đón tôm cá bằng lưới ống của người dân quê.
Đi dọc trên sông, nếu để ý kỹ thì người ta có thể nhận ra hai loại giàn đáy khác nhau. Đó là loại đáy cột và đáy bè. Hai loại đáy này có thể phân biệt với nhau bởi hình dạng đáy và vị trí của nó được đặt trên sông. Ở những đoạn nước sâu vừa phải, người ta dùng những cây gỗ lớn, cắm xuống lòng sông, giăng thành hàng ngang và dùng dây neo vào nhau. Đây được gọi là các đáy cột.
Thông thường, người ta làm nhà ngay bên cạnh các giàn đáy này để tiện trông nom và thu đáy. Ở những vị trí sâu không thể cắm cọc, người ta dùng những chiếc ghe kết lại thành một khối rồi neo dây xuống đáy sông. Ghe được sử dụng giống như một chiếc phao và được cố định để không bị nước cuốn đi. Phía bên dưới là miệng đáy, người ta giăng một tấm lưới ống lớn để luồng tôm cá theo con nước chui vào. Những giàn đáy bè tuy cách làm có phần phức tạp và hơn nhưng lại cho lượng tôm cá nhiều hơn các giàn đáy cột. Bởi tại vị trí lòng sông sâu hơn, dòng nước chảy mạnh và xiết hơn.
Người ta phải mất rất nhiều công sức để tìm nơi đặt giàn đáy đúng dòng chảy, tôm cá chạy nhiều. Vào mùa khô, sóng biển lặng hơn rất nhiều và việc di chuyển của thợ đáy từ miệng đáy này sang miệng đáy kia có vẻ đơn giản hơn. Dulichgo
Bắt cá tôm xong, thả lại đáy và ghim cho chúng nằm sát dưới đáy sông, thuận theo chiều con nước chảy cũng rất nguy hiểm, việc này cần những thợ đáy lành nghề, có sức khỏe dẻo dai thì mới có thể đảm đương được.
Dòng nước chảy mạnh và xoáy có thể nhấn chìm bất cứ thợ lặn chuyên nghiệp nào. Lúc này, sự khéo léo của con người được đưa ra thử thách. Nếu sơ sẩy, rất có thể người ta sẽ phải đánh đổi cả tính mạng khi rơi xuống lòng sông với hệ thống dây neo và lưới ống chằng chịt. Đó cũng là lý do mà các thợ đáy phải có sẵn một con dao trong người để đề phòng bất trắc.
Nguồn thu nhập chính kiếm được từ đáy cũng khá ổn định, và vì thế, dù có nguy hiểm nhưng nhiều gia đình vẫn truyền đời … nghề đóng đáy trên sông độc đáo này.
Theo Hồng Khuyên (Dân Việt)
Du lịch, GO!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét