(DVO) - Đỉnh núi Cấm (huyện Tịnh Biên, An Giang) với độ cao khoảng 750 m (so với mặt nước biển) được mệnh danh là “nóc nhà” miền Tây.
< Du khách thập phương thưởng thức món bánh xèo với hàng chục loại rau rừng.
Với độ cao này, núi Cấm thường xuyên được sương mù vây quanh và luôn mát mẻ nên cũng được ví là Đà Lạt 2. Điều kiện tự nhiên nơi đây rất lý tưởng cho các lọai rau rừng phát triển.
< Hương vị đặc trưng riêng của bánh xèo Bảy Núi.
Từ vài năm nay, khi dịch vụ du lịch ở đây phát triển thì nghề hái rau rừng cùng món bánh xèo ở đây cũng “phất” lên nhanh chóng. Du khách thập phương ngày càng ưa chuộng món bánh xèo, ăn với hương vị rau rừng, nên ở núi Cấm đã hình thành những "làng" bánh xèo – rau rừng trong sương mù lãng đãng.
< Phong phú các loại rau.
Đến núi Cấm, du khách thập phương khó lòng làm ngơ trước món bánh xèo ăn cùng với rau rừng. Nào là đọt bứa, đọt muối, đọt dâu rừng, sung rừng, bằng lăng rừng, bơ, sộp, quỷnh, tam lan, cát lồi, chồi mòi, hồng đào, cẩm xuyên, đinh lăng; rồi nào là lá cách, lá gối, thốt nốt, kim thất; rồi nào rau ngành ngạnh, soi nháy, càng cua… đó là chưa kể hàng chục loại rau thơm và cải lá các loại.
< Rau rừng được xem như loài rau đặc sản của vùng Bảy Núi.
Mỗi loại mỗi vị và đặc biệt là loại nào cũng là vị thuốc mà theo đông y thì trị được các chứng đau, nhức, mát gan, bổ thận, nhuận trường …
Chỉ cần gọi một cái bánh xèo (bánh mặn giá từ 10.000 - 15.000 đồng/cái; bánh chay giá từ 8.000 - 10.000 đồng/cái) thực khách có thể thưởng thức với hơn 30 loại rau rừng ăn kèm với bánh. Dulichgo
Rau rừng ở đây còn được mệnh danh là “rau siêu sạch” vì không bị ảnh hưởng bởi bất cứ loại phân, thuốc hóa học nào.
Theo Trọng Bình (Dân Việt)
Du lịch, GO!
Điền Gia Dũng: Rau rừng lạ, ăn cho biết. Tuy nhiên, mùi vị không thể bằng các loại rau thơm miệt đồng bằng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét