Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Trên hành trình đến núi Bà Đen

Thưởng thức các món tuyệt vời, leo núi, tham quan Tòa Thánh... là những thú vui bạn khó thể bỏ lỡ khi du lịch đến núi Bà Đen.

< Toàn cảnh núi Bà Đen đang phủ mây trên đỉnh.

Với độ cao 986m so với mực nước biển, Bà Đen là ngọn núi cao nhất vùng Đông Nam Bộ và đồng thời thuộc quần thể di tích văn hoá lịch sử nổi tiếng của tỉnh Tây Ninh nên đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.
Trên hành trình đến núi Bà Đen, 5 trải nghiệm dưới đây chắc chắn sẽ khiến teen nhớ mãi đấy.

Thưởng thức món ngon

Trước hoặc sau leo núi, việc “măm măm” những đặc sản trứ danh của Tây Ninh là điều không thể chối từ bởi đây là quê hương nhiều món ngon “quên sầu” mà đôi khi teen chưa biết rõ.
Dulichgo
Có thể kể đến như: ốc xu Núi Bà, bánh canh Trảng Bàng, muối ớt tôm Tây Ninh, bánh tráng phơi sương cuốn thịt, nem bưởi hay bánh tráng me…

Tham quan Toà Thánh Tây Ninh 'độc nhất vô nhị'

Nơi đây còn có tên khác là Thánh Thất Cao Đài - được xem là thánh địa của đạo Cao Đài. Công trình này được xây dựng bằng bê-tông cốt tre với kiến trúc độc đáo, pha trộn nhiều phong cách nghệ thuật, trường phái khác nhau.

Nghe truyền thuyết núi Bà đầy thú vị

Tương truyền, Bà Đen là người con gái tên Lý Thị Thiên Hương, nhan sắc mặn mà cùng làn da ngăm ngăm như bánh ít. Là một người mộ đạo, nàng thường vượt đường xa, lên núi để lễ Phật. Một lần chẳng may gặp bọn xấu, Thiên Hương chống trả quyết liệt; nhất định không để chúng vấy bẩn thanh danh, giữ trọn đạo hạnh, nàng đành lao mình xuống vực sâu.
Dulichgo
Sinh thời, Thiên Hương hay làm việc thiện nên khi chết đi, nàng rất linh thiêng. Không những thế, Bà Đen còn mách bảo cho vua Gia Long tìm đường lánh nạn nên khi lên ngôi, ông sắc phong danh hiệu Linh Sơn Thánh Mẫu cho người con gái đoan chính năm xưa. Đến nay, núi Bà Đen trở thành một trong những quần thể đền chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất Việt Nam.

Lên núi bằng cáp treo lâu đời nhất Việt Nam

Bên cạnh hệ thống cáp treo mới, hiện đại thì việc tham quan núi Bà Đen còn có hệ thống cáp treo được xây dựng và đưa vào khai thác từ tháng 3/1998. Đây được xác nhận là hệ thống cáp treo đầu tiên tại Việt Nam; có công suất vận chuyển khoảng 1.000 khách/h trong cabin 2 chỗ ngồi, với thời gian 15 phút/lượt lên - xuống.

Chinh phục núi bằng đường bộ

Có rất nhiều cách để leo đến đỉnh núi, thông thường, các teen đi theo 3 đường sau:

- Đường cột điện: khá dài nhưng rất dễ đi, phù hợp cho những teen chưa có kinh nghiệm leo núi hoặc không có một thể lực thực sự dẻo dai.

- Đường chùa: đường lên khá dốc và lởm chởm đá, không có cây cối nên mùa nắng thì gay gắt, mùa mưa thì trơn trượt, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ lở đá. Cung đường này được đánh giá là khá nguy hiểm cho những teen “yếu” và chưa có kinh nghiệm leo núi nhiều.

- Đường Ma Thiên Lãnh: khó nhất – dài nhất – đẹp nhất, là những từ mà các teen có dịp trải qua sẽ dành cho. Tuy nhiên, đây là tuyến đường yêu cầu người đi phải có kinh nghiệm leo núi, sức khoẻ dẻo dai và một tinh thần vững vàng.

Làm thế nào để tránh bị lạc khi leo núi

Thời gian gần đây, sự cố 20 sinh viên lạc đường trên núi Bà Đen đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về kỹ năng sinh tồn của các bạn trẻ. Thế nên, vài tips nho nhỏ dưới đây sẽ giúp các teen thêm tự tin trong những chuyến dã ngoại/phượt/leo núi...

- Phải thật bình tĩnh.

- Xác định vị trí bằng những khu dân cư, lán trại, ánh lửa, ánh điện… hoặc tiếng động cơ tàu, xe. Nếu không có bất kỳ dấu hiệu nào của con người, hãy tìm một con suối/sông và đi theo hướng dòng chảy, cơ hội thoát khỏi khu vực nguy hiểm sẽ rất cao.
Dulichgo
- Đánh dấu đường đi đã qua bằng một vài dấu hiệu dễ nhận biết.

- Để lại lời nhắn ở vị trí bị lạc.

- Tìm kiếm thức ăn + nước. Tránh những loại nấm, cây rừng có màu sắc sặc sỡ, hương thơm nồng.

- Tìm chỗ ngủ, trú ẩn an toàn, có thể giữ nhiệt và tránh giá lạnh. Nếu tạo được lửa, đó là việc nên làm. Nếu không, hãy tìm cách mắc võng trên cây hay ngủ trên các phiến đá.

Theo Gà Con (Ione.Vnexpress)
Du lịch, GO!

Tổng hợp các cung đường núi Bà Đen

0 nhận xét:

Đăng nhận xét